Sơn chống nóng (sơn cách nhiệt) là gì? Sơn chống nóng có hiệu quả không?

Có nhiều cách giúp giảm nhiệt độ trong nhà như sử dụng rèm cửa, trồng cây xanh hay sử dụng lam chống nắng… Vậy còn sơn chống nóng? Liệu phương pháp này có hạ nhiệt hiệu quả không?

Sơn chống nóng là gì?

Sơn chống nóng hay còn gọi là sơn cách nhiệt là một loại sơn mà bên trong thành phần có chứa chất tạo màng. Khi sơn lên trên những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như mái tôn, tường ngoài, mái ngói, sân thượng… các chất này có khả năng phản lại ánh sáng mặt trời, giúp cách nhiệt cho ngôi nhà.

Sơn chống nóng có thể giúp nhiệt độ trong nhà giảm đi rất nhiều

Đặc tính của sơn chống nóng

– Sơn có khả năng kháng nước, không bị bong tróc hay khô nứt sau 96 giờ ngâm nước.

– Khả năng chịu nhiệt tốt: Kết quả thử nghiệm cho thấy, sau khi chịu tác động của nhiệt độ ở mức 60°C trong 24 giờ, ngâm mẫu thử ngay vào trong nước ở nhiệt độ 23°C, màng sơn không bị bong tróc, rạn nứt. Sau khi chịu tác động của nhiệt độ trong 24 giờ ở mức nhiệt 60°C và ổn định 1 giờ ở nhiệt độ phòng, thử bền bằng cách uốn qua trục 12mm, kết quả màng sơn không bị nứt vỡ.

Sơn có khả năng kháng kiềm, màng sơn không bị rộp, rạn sau 48 giờ trong dung dịch Canxihiđroxit

Ưu điểm của sơn chống nóng

– Giá thành tốt, tùy vào từng thương hiệu sơn chống nóng mà bạn lựa chọn sẽ có khoảng giá khác nhau.

– Thi công tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng.

– Không tốn chi phí để duy trì, bảo dưỡng vì sơn cách nhiệt chống được gỉ, sét và giúp làm tăng tuổi thọ của vật dụng lên thêm từ 16 – 20 năm.

– Sơn có nhiều tính năng nổi trội như có khả năng kháng được hóa chất và kháng nước cao, bảo vệ công trình và vật dụng khỏi tác động của thời tiết và môi trường.

– Mái tôn dùng sơn chống nóng cũng có tác dụng giảm được tiếng ồn.

– Khả năng chống nóng: Trên thực tế, hiệu quả của sản phẩm phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn. Độ dày càng cao, thì hiệu quả đem lại sẽ càng nhiều. Qua 2 lần sơn phủ, nhiệt độ có thể giảm lên đến 10-12°C.

Sơn có khả năng kháng kiềm, màng sơn không bị rộp, rạn sau 48 giờ trong dung dịch Canxihiđroxit

Nhược điểm của sơn chống nóng

– Không phải loại sơn chống nóng nào cũng có khả năng chống thấm.

– Một số loại sơn chống nóng có chi phí rất cao.

Bài viết: Minh Trang

Theo Happynest.vn